SÀN BÊ TÔNG DÀY BAO NHIÊU LÀ “VỪA ĐỦ – VỪA CHUẨN”? - Phú Toàn – Xây nhà trọn gói uy tín " />" />

Báo giá xây nhà trọn gói

Miễn phí giấy phép xây dựng, thiết kế kiến trúc & kết cấu

BÁO GIÁ XÂY DỰNG PHẦN THÔ

Miễn phí thiết kế kiến trúc & kết cấu

Báo giá sửa chữa nhà

Miễn phí thiết kế kiến trúc

Home / CẨM NANG XÂY NHÀ / SÀN BÊ TÔNG DÀY BAO NHIÊU LÀ “VỪA ĐỦ – VỪA CHUẨN”?

SÀN BÊ TÔNG DÀY BAO NHIÊU LÀ “VỪA ĐỦ – VỪA CHUẨN”?

Đây là câu hỏi mà rất nhiều chủ đầu tư quan tâm khi xây nhà. Nhiều gia chủ nghĩ rằng: Cứ làm sàn thật dày cho chắc! Độ dày sàn bê tông không chỉ ảnh hưởng đến chi phí xây dựng, mà còn quyết định đến độ an toàn, khả năng chịu lực và tuổi thọ công trình. Vậy thế nào là “vừa đủ – vừa chuẩn”?

🔎 1. Độ dày sàn bê tông tiêu chuẩn là bao nhiêu?

  • Sàn nhà dân dụng (nhà phố, biệt thự 1–3 tầng):
    👉 Độ dày tiêu chuẩn: 10–12cm
    ➤ Đây là độ dày phổ biến đảm bảo an toàn, tiết kiệm chi phí mà vẫn đủ khả năng chịu lực sinh hoạt thông thường.
  • Sàn chịu lực lớn hơn (nhà 4 tầng trở lên, văn phòng, showroom):
    👉 Độ dày: 14–20cm, tuỳ thiết kế kết cấu.
    ➤ Cần tính toán kỹ lưỡng theo tải trọng sử dụng, khẩu độ nhịp và yêu cầu kỹ thuật.
  • Sàn mái, ban công, sân thượng:
    👉 Thường từ 10–15cm, có thể tăng nếu bố trí bồn nước, trồng cây, sân chơi…

⚠️ 2. Lưu ý: Không phải cứ làm sàn càng dày càng tốt!

  • Sàn quá dày = tăng chi phí không cần thiết
  • Sàn quá mỏng = nguy cơ nứt, võng, không an toàn
  • Cần đảm bảo: Thiết kế kết cấu – Thép sàn đúng chủng loại – Đổ bê tông đúng kỹ thuật

VỪA ĐỦ – VỪA CHUẨN là như thế nào?

  • Không quá mỏng để tiết kiệm “ảo” gây nguy cơ nứt, võng
  • Không quá dày gây lãng phí vật tư, tăng tải trọng móng
  • Tốt nhất: Làm theo thiết kế kết cấu được kỹ sư tính toán chuẩn

👉 Nếu bạn đang chuẩn bị xây nhà, hãy yêu cầu đơn vị thi công bàn giao bản vẽ kết cấu sàn chi tiết và sử dụng bê tông thương phẩm đúng mác – đúng khối lượng – đúng kỹ thuật đổ sàn để đảm bảo chất lượng công trình.

👉 Phú Toàn – Đơn vị thi công chuyên nghiệp, bóc tách kết cấu chuẩn kỹ thuật – không phát sinh

PHÚ TOÀN CAM KẾT:

Có kỹ sư tính toán kết cấu chuẩn xác cho từng công trình.

Thi công đúng bản vẽ, đúng độ dày, đúng kỹ thuật bảo dưỡng bê tông.

Không làm dư – không làm ẩu – không phát sinh ngoài hợp đồng.

Bạn chuẩn bị xây nhà nhưng chưa rõ nên chọn sàn dày bao nhiêu, thép thế nào?

→ Inbox ngay để đội ngũ Kỹ Sư PHÚ TOÀN tư vấn miễn phí!

📞 Hotline/Zalo: 0949 493 934 (KS Toàn)
🌐 Website: https://phutoan.vn/bao-gia-xay-nha-tron-goi/
📍 Địa chỉ: 111F Nguyễn Lâm, P3, Q. Bình Thạnh, TP.HCM

Đừng để chi phí làm khó bạn! Hãy để Phú Toàn giúp bạn xây nhà vừa đẹp – vừa bền – vừa an toàn!

Công thức tính độ dày sàn bê tông cốt thép chuẩn

Dưới đây là công thức áp dụng tính toán độ dày sàn bê tông cốt thép chuẩn:

h = (D/m)Lng (1)

Trong đó:

  • h là chiều cao toàn khối, tùy thuộc vào từng loại sàn dân dụng hay công nghiệp, thương mại.
  • Lng là chiều dài của cạnh ngắn.
  • D là trị số phụ thuộc vào tải trọng, thường sẽ dao động trong khoảng 0.8- 1.4.
  • m là loại dầm dao động khoảng 30 – 35.

Công thức này có 2 giá trị số D và m dao động trong khoảng khá lớn nên chưa được tiện lợi cho người sử dụng.

Chiều dày tối thiểu AIC:

Đối với bản kê bốn cạnh (kể cả bản loại dầm), AIC đưa ra trị số chiều cao h min theo điều kiện độ võng phụ thuộc cả vào độ cứng của dầm và loại thép:

Khi 0,2<a<2,0 chiều dày sàn không nhỏ hơn”:

h = Ld [0,8 + (fy/200 000)]/ [36 + 5ß (anpha -0,2)] và 5 in. (2)

Khi α>2, chiều dày sàn không nhỏ hơn:

h = Ld [0,8 + (fy/200 000)]/ [36 + 9ß)] và 3,5 in. (3)

Trong đó: α là tỉ số độ cứng của dầm và độ cứng của sàn = EdJd/EsJ.

Độ dày sàn bê tông và ảnh hưởng của nó đến chất lượng công trình

Theo các kỹ sư đầu ngành cho biết trong một kết cấu công trình xây dựng dân dụng, trọng lượng của bê tông sàn sẽ chiếm 30% trọng lượng bê tông công trình. Do vậy chúng ta phải tính toán thật cẩn thận độ dày sàn vì nếu đổ sàn mỏng, không đảm bảo độ dày như quy định thì sẽ làm giảm tải trọng của công trình. Do đó,  độ dày bê tông sàn dân dụng sẽ phụ thuộc chủ yếu vào các yếu tố: kích thước nhịp, độ cứng của dầm, tải trọng tác dụng, mác bê tông, loại thép, hàm lượng thép,…

Độ dày sàn bê tông là bao nhiêu còn phải đảm bảo yêu cầu sau

Độ dày sàn bê tông là bao nhiêu sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến độ chịu tải của công trình do đó cần đảm bảo các yêu cầu sau:

  • Mặt sàn bê tông phải có sức chịu lực tốt: đủ khô khi sờ tay vào không thấy ẩm hoặc lạnh, có thể thấm hút nước.
  • Toàn bộ khối sàn phải được bằng phẳng, không bị lệch gây mất thẩm mỹ.
  • Sàn bê tông cần phải đủ độ mịn và độ xốp để tạo ra một mặt sàn đủ ma sát, bám dính tốt với nền.
  • Cần chú ý xem khi nào nên trộn lại bê tông: Vữa bê tông đã trộn khoảng 1h30 phút mà chưa đổ vào khuôn thì cần phải trộn lại.

Đổ sàn bê tông cốt thép như thế nào?

Sàn bê tông có mặt cắt ngang rộng hơn và chiều dày lại nhỏ hơn nên không cần dùng đến cốt thép khung và đai. Vậy đổ sàn bê tông dày bao nhiêu? Độ dày sàn bê tông nhà ở dân dụng thường từ 8 đến 10cm. Mặc dù bê tông sàn không có yêu cầu chống thấm, chống nóng cao như mái nhưng khi đổ sàn bê tông cũng cần phải tuân thủ việc bảo dưỡng, bảo trì tránh không bị nứt.

Yêu cầu về độ dày bê tông sàn trong công trình dân dụng

Cường độ và khả năng chịu tải

Chiều dày sàn bê tông nhà dân dụng phải đảm bảo cường độ và độ cứng chịu tải trọng của bản thân cùng tường vách đặt trực tiếp lên sàn, cũng như các tác động của con người, vật dụng gia đình hoặc các thiết bị máy móc phục vụ sinh hoạt nhằm bảo đảm không bị gãy, sập gây nguy hiểm cho con người và hư hỏng các vật dụng ở cả tầng trên và tầng dưới.

Khả năng cách âm và cách nhiệt tốt

Sàn nhà là nơi mà chịu ảnh hưởng trực tiếp các tác động của con người. Khi chúng ta đi lại, làm việc, nghỉ ngơi, sinh hoạt cần phải đảm bảo yếu tố cách nhiệt, cách âm tốt giúp hoàn thiện không gian sống.

Chống ăn mòn, chống thấm, chống cháy

Khả năng chống ăn mòn, chống thấm và chống cháy cao: Đây là yêu cầu cơ bản khi tính toán độ dày của sàn nhà dân dụng.

Hiệu quả kinh tế

Nếu chúng ta làm sàn bê tông quá dày thì sẽ gây lãng phí, đôi khi còn làm tăng tải trọng của công trình lên quá cao dẫn đến khả năng chịu lực nén của công trình bị ảnh hưởng. Vì thế nên tính toán để vừa đảm bảo độ dày của sàn mà vừa đảm bảo hiệu quả kinh tế.

Qua bài viết trên đây, Xây nhà trọn gói Phú Toàn hy vọng bạn có thể tính toán được nên đổ sàn bê tông dày bao nhiêu là hợp lý với mục đích, nhu cầu sử dụng công trình.

 

Bài viết liên quan

Bê tông trộn tay: Độ sụt thế nào là đạt yêu cầu?

Đối với bê tông trộn tay, độ sụt thường nằm trong khoảng 6 ± 2 …

error: Nội dung được bảo vệ!!